Resources recounting the history of military dissent and resistance during the Vietnam War.
The Vietnam War and the US Soldier's Revolt
Essay by Derek Seidman+ See Details
Essay by Derek Seidman
+ See Details
The Vietnam War and the US Soldiers’ Revolt[1]
Derek Seidman
`
Much has been written about the American war on Vietnam and about the war’s
large and growing opposition movement at that time. Yet many people still
don't know about the antiwar movement that flourished among many of the
U.S. troops who served during that war, and the tremendous level of
dissent, disobedience, and rebellion that was growing among troops in the
late 1960s.
The unpopularity of the war, the backdrop of antiwar and civil rights
protest at home, the influence of the counterculture, the dissatisfaction
with military authority, the racism within US society and its armed forces
– all contributed to a historic wave of soldier protest that began in 1965
and lasted nearly a decade.
Seeds of Dissent
The first acts of active-duty GI protest broke out in 1965 and 1966. They
were isolated and individualistic, but they pioneered a set of aims and
tactics that would shape the larger wave of protest to come.
In November 1965, Lieutenant Henry Howe was arrested after attending an
antiwar demonstration near Fort Bliss in El Paso, Texas. Convicted and
jailed for “conduct unbecoming an officer” and "contemptuous words against
the President," Howe became the antiwar movement’s first GI cause célèbre. Others soon followed, including Captain Howard
Levy, a dermatologist who refused to train Green Berets headed for Vietnam,
and the Fort Hood 3, army privates who refused deployment to Vietnam.
By the end of 1966, cases like these had established protest tactics and an
agenda for GI dissent that centered around civil liberties, racism, and,
above all, the war. Others soon built upon these. In 1966 and 1967, Private
Andy Stapp organized a group at Fort Sill, Kansas, that became the American
Servicemen’s Union. The ASU framed GIs as the military’s working class and
aimed to unionize them along radical, anti-imperialist lines. Around the
same time, the Black Power movement emerged within the ranks. In July 1967,
William Harvey and George Daniels, two black marines from Brooklyn,
organized a rap session with fellow troops, where they declared that black
men had no place fighting a “white man’s war” in Vietnam. The soldiers were
court-martialed for “promoting disloyalty” and dealt long prison terms.[2]
Up to this time, antiwar activists mostly considered GIs as moral symbols
whose participation in the movement could help counter pro-war arguments.
But the bulk of the civilian movement did not initially see soldiers as a
group to be organized.
By 1968, however, things had changed. The growing numbers of protesting GIs
showed antiwar activists that soldiers could be much more than moral props
or objects of sympathy; they could be agents for peace in their own right—a
major, dynamic constituency of the antiwar movement. GIs offered the
civilian movement a new kind of legitimacy, as well as a strategic front
that struck at the heart of the war machine. And by the end of 1967, GIs
and civilians were building a tighter relationship through common work near
military bases from coast to coast.
The GI Movement Rises
All of this set the stage for the rise of the GI movement in 1968: a
collective effort by soldiers, veterans, and civilian activists to build
dissent within the military. It was united by the common goals of
organizing troops, ending the war, fighting racism, and defending troops’
civil liberties. Most organizing with the GI movement was local, shaped by
the immediate conditions soldiers faced. The different parts of the
movement, however, were knitted together through common narratives,
symbols, and tactics. The GI movement would be the first time in U.S.
history that a mass antiwar movement tried to organize within the military
in a sustained way, with soldiers as a core part of a radical mission of
ending the war and re-envisioning foreign policy.
Two organizing breakthroughs in 1968 were crucial to the rise of the GI
movement. The first was the creation of GI antiwar coffeehouses. Civilian
activists established coffeehouses near military bases to attract and
politicize GIs and give them an alternative, countercultural gathering
space. They served as centers for local organizing and helped build
solidarity between GIs and civilian activists. The first coffeehouse, the
UFO, opened in early 1968 in Columbia, South Carolina, near Fort Jackson,
the army's largest basic training base. Fred Gardner, the UFO's founder,
believed that the army “was filling up with people who would rather be
making love to the music of Jimi Hendrix than war to the lies of Lyndon
Johnson.”[3]
The UFO attracted these soldiers by the hundreds, and inspired the spread
of coffeehouses across the U.S. and beyond.
The second breakthrough was the birth of the GI underground press. These
were antiwar newspapers aimed at soldiers that circulated widely throughout
the Vietnam-era military. The first GI paper, Vietnam GI, appeared
in late 1967, and dozens of other papers soon followed. Their pages
contained uncensored news about the war, heroic reports of GI protest,
satiric cartoons that bashed military authority, information on legal help,
and letters written by soldiers. More importantly, the production and
circulation of the papers provided a common project for dissident soldiers
and their allies across the world. Organizers of the GI movement
distributed the papers deep into the ranks, and thousands of troops were
exposed to their antiwar message. Through the GI press, troops stationed
from Europe to Japan and from the U.S. to Vietnam could connect with the
global effort to build soldier opposition to the war.[4]
A host of new soldier organizations also sprang up. Scores of dissident
troops joined newly formed groups like GIs for Peace at Fort
Bliss; GIs United Against the War in Vietnam at Fort Jackson and
Fort Bragg; The Soldiers’ Liberation Front (SLF) at Fort Dix; and
the Concerned Officers Movement. These organizations engaged in a
range of activities, from petitioning and protesting on bases to mobilizing
turnout for regional demonstrations.
A burgeoning network of civilian support was also central to defending GIs
against repression and expanding the GI movement. Groups like the United
States Servicemen’s Fund (USSF) spread the word about GI resistance and
provided valuable solidarity, from organizers on the ground to material
aid. The USSF raised hundreds of thousands of dollars that it distributed
to fund local coffeehouses and underground newspapers. Organizations like
the GI Civil Liberties Defense Committee provided top-notch lawyers to
defend dozens of antiwar soldiers. This soldier-civilian solidarity was a
counter to the myth of an antiwar movement that hated the troops. In fact,
GIs and civilians worked together to make soldier organizing a key front
within the antiwar movement by the end of 1968.
The GI movement continued to grow through 1969 and into the early
1970s. Soldier protest became a ubiquitous part of the peace movement,
with thousands of troops leading mass marches, signing petitions, and
participating in small-scale direct actions. For example, 1,365 GIs
signed a November 1969 full-page New York Times ad against the
war. Hundreds, including those stationed in Vietnam, showed their
support for the 1969 Moratorium demonstrations. One GI, for example,
wrote from Long Binh to say he was “enlisting the support of the
soldiers” and included with his letter a signed petition that was “simply a statement of
support for the Vietnam Moratorium.”[5]
Troops also defended their civil liberties against military authority. The
Uniform Code of Military Justice gave commanders arbitrary power to punish
dissenters. Soldiers countered with “GI rights,” a broad defense of the
constitutional rights of servicemembers to express their opposition to the
war, even as they served.
Vietnam was a working-class war, and most of the soldiers who resisted were
the rank-and-file troops who bore its greatest burdens. In opposition to
the “lifers” up top, soldiers formed groups, even unions, animated by the
concerns and consciousness of the lower ranks. The class structure of the
military was also deeply racialized. Top commanders were mostly white,
while black GIs fought and died in disproportionate numbers and suffered an
excessive amount of punishments. This racism existed against a backdrop of
rising black political radicalism. Black GIs formed anti-imperialist
organizations, refused riot duty in U.S. cities, wore African medallions,
raised their fists in Black Power salutes, and sometimes spearheaded
efforts at interracial GI organizing.
By the turn of 1970, scores of antiwar papers, written and produced by
soldiers who had returned from Vietnam, were also circulating on dozens
of U.S. military bases. Troops took it upon themselves to order bundles
of these papers and distribute them across the globe. Producing,
circulating, reading, and writing for GI papers were central unifiers
for troop resistance from the United States to Europe and Japan to
Vietnam.
In addition, GIs wrote thousands of letters to the underground papers that
reveal the hidden world of Vietnam-era soldier resistance. For example,
nearly a dozen soldiers signed a 1970 letter from Vietnam that declared:
“We have all been fucked in some way by this Army. All of us would like to
distribute copies of your paper. Some of us are draftees, the others
enlistees, but we all agree that this war is immoral."[6]
Meanwhile, coffeehouses and movement centers continued to spread. By 1971,
close to two dozen had appeared across the United States, Western Europe,
and the Pacific Rim. These continued to be hubs for organizing and the
cultivation of GI-civilian solidarity that resisted the war and the
military. Thousands of soldiers visited these establishments. Vibrant
communities of resistance from Killeen, Texas, to Mountain Home, Idaho,
sustained antiwar protest that brought the peace movement to military bases
and towns. Even more, GI protest had gone truly global, with organizing
efforts everywhere from West Germany to Japan to England to the
Philippines.
The dynamism of the GI movement was displayed on May 15, 1971, when antiwar
troops turned the traditional Armed Forces Day into “Armed Farces Day.”
Creative protests involving hundreds of troops occurred at nineteen
separate military installations, in some cases forcing commanders to cancel
their planned festivities.[7] Dissent extended into the Air Force and especially the Navy. In 1971 the
“SOS Movement” (Save Our Sailors) spread along the California coast, with
hundreds of soldiers and civilians organizing in attempts to prevent the
U.S.S. Constellation and Coral Sea from sailing to
Vietnam.
Troop Dissent In Vietnam
By the early 1970s, the US military in Vietnam was also beset with
decentralized rebellion. Many combat troops felt that the unpopular war
“wasn’t worth it,” and saw themselves being used as “pawns” and “bait” as
their superior officers tried to advance their careers. To stay safe and
sane, troops developed what Fred Gardner called a “vague survival politics”
that responded to the immediate dangers they faced in Vietnam.[8]
The starkest form of survival politics was outright refusal of combat
orders, but such mutiny was rare. More common were maneuvers to avoid
combat without openly risking punishment. Soldiers used the
“search-and-evade” tactic, in which they pretended to obey fighting orders
while secretly avoiding armed contact. Troops also sabotaged military
equipment: gears were jammed on ships and fires mysteriously broke out on
deck, which prevented ships from embarking to Vietnam.
The most violent form of revolt was “fragging,” or the attempted murder of
higher-ups. Nearly 600 instances were reported between 1969 and 1971,
though more instances likely went unreported. Some fragging attempts
happened in the field but many occurred in the rear, often because of anger
over punishment for drugs or racial tensions. Actual fraggings could take
the form of a grenade explosion or feigned friendly fire, but more
important was the widespread knowledge that they could happen. The
practice of fragging, said one officer, was “troops’ way of controlling
officers,” and it was “deadly effective.”[9]
Soldiers in Vietnam also waged a cultural rebellion that drew on the
symbols and language of the 1960s American counterculture. They grew their
hair out and wore protest decorations. They etched peace signs and
psychedelic art on their Zippo lighters. They used drugs to relax and
escape the stress of war. The rebellious identities that soldiers asserted
were distinctly those of the lower ranks, of the ground troops who
performed the thankless labor of the war.
One measure of the depths of GI rebellion is the sense of alarm that it
generated among military and political elites. Military intelligence
personnel closely monitored the activities of the GI movement, and even
General Westmoreland worried about the GI coffeehouses. Army leaders openly
lamented the scope of the crisis. Most famously, the celebrated military
historian Colonel Robert D. Heinl published an article in the June 1971
edition of the Armed Forces Journal titled “The Collapse of the
Armed Forces.” It began with the stunning words: “The morale, discipline
and battleworthiness of the U.S. Armed Forces are, with a few salient
exceptions, lower and worse than at any time in this century and possibly
in the history of the United States.”[10]
The media echoed this sense of crisis. “Not since the Civil War,” stated
the Washington Post in 1971, “has the Army been so torn by
rebellion.” In 1970, Newsweek wrote of “the New GI” who opposed
the war, embraced the counterculture, and identified with protest politics.
The crisis in the military that these “New GIs” created would soon lead
elites to completely overhaul the armed forces.[11]
Obstacles
As much as it thrived, the GI movement also faced serious obstacles, and
several factors contributed to the decline of soldier resistance. Speaking
out was risky, with harassment and punishment awaiting dissidents.
Moreover, the military regularly transferred soldiers, and the grind of
service could isolate and wear down individuals. Thousands of soldiers
participated or sympathized with antiwar protest, but the finite nature of
enlistment – the incentive to suck it up, wait it out, and get out –
militated against many GIs acting on their beliefs.
Outright repression also hampered the GI movement. Local police and
military intelligence closely monitored coffeehouses, and they were
targeted with fines, arrests, and even paramilitary violence. Bullets were
shot through the Shelter Half in Tacoma; the Covered Wagon in Idaho was
firebombed. Protesters were given Article 15 punishments, courts-martial,
or thrown into the stockade. GIs knew that association with dissent invited
unpleasant consequences.
Most crucial was the winding down of the ground war itself in 1972 and 1973. Steady combat troop reduction and the end of the draft stemmed the
channeling of social unrest into the ranks. As the ordeal of the Vietnam
War diminished, so did the conditions that bred the possibility of a large
wave of GI dissent.
A Movement’s Legacies
Nearly a half-century later, what are the legacies of Vietnam-era GI
protest? First, dissident troops helped create a crisis within the military
that contributed to the end of the draft and the war. In addition, protest
by black GIs sparked major reforms within the armed forces to integrate the
higher ranks and deal the final death blow to a racially-segregated
military.
Second, Vietnam left a model of resistance for later generations. Since
2003, Iraq and Afghanistan veterans have been inspired by the example of
the GI movement. They have linked up with Vietnam-era movement veterans and
borrowed many of their tactics, from public testimony and agitprop actions
to coffeehouses and antiwar papers
Third, the history of the GI movement debunks the widespread myth of a
civilian peace movement that hated U.S. troops. It is important to remember
that the antiwar movement’s orientation towards Vietnam-era GIs was mostly
one of sympathy and solidarity. Some troops saw the antiwar movement, not
the war's backers, as their biggest ally. As one soldier put it in a
letter: “We troops here in Vietnam are against the war and the
demonstrations in the States do not hurt our morale. We are very glad to
see someone cares and is working to bring us home.”[12]
Finally, the history of Vietnam-era GI resistance is a counter-memory that
reminds us that many troops were not against protesters, but that they were themselves protesters; that thousands of working-class troops
stood for peace over war and militarism; and that it was the war and
military, not antiwar protesters, that demoralized many GIs fighting in
Vietnam.
Notes
[1] This essay is an edited version of a 2016 article: Derek Seidman, “Vietnam and the Soldiers Revolt: The Politics of a Forgotten History,” Monthly Review (Vol 68, No. 2, June 2016)
[2] "Two Marines Test Right of Dissent," New York Times, 7 March 1969.
[3]
Fred Gardner, “Hollywood Confidential: Part I,” in Viet Nam
Generation Journal Online
Volume 3, Number 3.
[4] For more on the GI underground press, see Derek Seidman, “Paper Soldiers: The Ally and the GI Underground Press” in Protest on the Page Essays on Print and the Culture of Dissent (University of Wisconsin Press, 2015).
[5] Long Binh Post, October 28, 1969, Vietnam, Vietnam Moratorium Committee Records, Box 1 Folder 7, WHS.
[6] 86th Maint. BT to The Ally, June 20, 1970, Box 2 Folder 3, Clark Smith Collection, WHS.
[7] David Cortright, Soldiers in Revolt: GI Resistance during the Vietnam War (Chicago IL: Haymarket Books, 2005), 82-83.
[8] Fred Gardner, “War and GI Morale,” New York Times, 21 November 1970, 31.
[9] “Fragging and Other Symptoms of Withdrawal,” Saturday Review, 8 January 1972.
[10] Col. Robert D. Heinl, Jr., “The Collapse of the Armed Forces,” Armed Forces Journal, 7 June 1971.
[11] “Army Seldom So Torn By Rebellion,” Washington Post, 10 February 1971; “The New GI: For Pot and Peace,” Newsweek, February 2, 1970, 24.
[12] “Dear People”, 23 October 1969, Student Mobilization Committee Collection, Box 2 Folder 6, WHS.
Việt Nam và cuộc phản chiến của binh lính Hoa Kỳ
Essay by Derek Seidman (Vietnamese Translation)+ See Details
Essay by Derek Seidman (Vietnamese Translation)
+ See Details
Việt Nam và cuộc phản chiến của binh lính Hoa Kỳ[1]
DEREK SEIDMAN
Đã có nhiều bài viết về cuộc chiến tranh chống Việt Nam của Mỹ và về phong
trào phản đối chiến tranh quy mô và ngày càng lớn mạnh vào thời đó. Tuy
nhiên, nhiều người vẫn không biết về phong trào phản chiến nổi dậy mạnh mẽ
thu hút nhiều lính Mỹ phục vụ trong cuộc chiến, và mức độ bất đồng, bất
phục tùng mệnh lệnh và nổi loạn dữ dội gia tăng trong quân đội Mỹ vào cuối
những năm 1960.
Một cuộc chiến không được ủng hộ, trên nền cuộc phản đối chiến tranh và đòi
quyền công dân tại Mỹ, ảnh hưởng của văn hóa “ngoài chủ lưu”, sự bất mãn
với bộ máy lãnh đạo quân sự, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong xã hội Mỹ
và lực lượng vũ trang Mỹ - tất cả đều góp phần vào làn sóng phản đối mang
tính lịch sử của lính Mỹ, bắt đầu vào năm 1965 và kéo dài gần một thập kỉ.
Những hạt mầm bất đồng
Những hành động đầu tiên của GI (binh lính Mỹ) tại ngũ phản đối chiến tranh
nổ ra vào năm 1965 và 1966. Những hành động này tách biệt và mang tính cá
nhân, nhưng chúng tiên phong mở đường cho một tập hợp mục tiêu và chiến
thuật sẽ định hình cho làn sóng phản đối quy mô hơn sau này.
Tháng 11/1965, Trung úy Henry Howe bị bắt sau khi tham gia một cuộc biểu
tình phản chiến gần Pháo đài Bliss nằm tại El Paso, Texas. Bị kết án và bỏ
tù vì "hành xử không phải lối với tư cách một sĩ quan" và có "những lời
khinh thường Tổng thống", Howe trở thành GI gây xôn xao tiếng vang đầu tiên
của phong trào phản chiến. Những người khác nhanh chóng nối bước, bao gồm
Đại úy Howard Levy, bác sĩ da liễu đã từ chối đào tạo lính mũ nồi xanh vốn
sẽ được điều sang Việt Nam, và Fort Hood 3, những quân nhân đã từ chối lệnh
điều động sang Việt Nam.
Đến cuối năm 1966, những trường hợp như vậy đã tạo điều kiện thiết lập các
chiến thuật phản kháng và một chương trình cho tiếng nói bất đồng của GI,
xoay quanh các quyền tự do dân sự, sự phân biệt chủng tộc, và trên hết là
chiến tranh. Những người khác nhanh chóng phát huy những chiến thuật và
chương trình này. Năm 1966 và 1967, người lính Mỹ Andy Stapp đã tổ chức một
nhóm tại Pháo đài Sill, Kansas, nhóm mà sau nay trở thành Liên đoàn Quân
nhân Mỹ (American Servicemen’s Union). ASU quan niệm GI như là tầng lớp lao
động của quân đội và đặt mục tiêu tổ chức họ thành công đoàn theo đường lối
cấp tiến, chống đế quốc. Cũng vào khoảng thời gian đó, phong trào Sức mạnh
Đen (Black Power) nổi lên từ trong hàng ngũ quân đội. Tháng 7/1967, William
Harvey và George Daniels, hai lính thủy quân lục chiến da đen từ Brooklyn,
đã tổ chức một buổi họp ý kiến với đồng đội và tại đây họ tuyên bố rằng
người da đen không lý gì tham gia “một cuộc chiến tranh của người da trắng”
ở Việt Nam. Những người lính này đã bị tòa án quân sự xử án tù dài hạn vì
"đề cao lòng bất trung".
Cho đến thời điểm này, đa số các nhà hoạt động phản chiến xem lính là biểu
tượng tinh thần mà sự tham gia của họ trong phong trào có thể giúp phản bác
các lập luận ủng hộ chiến tranh. Nhưng phần lớn phong trào dân sự ban đầu
không xem binh lính như một nhóm cần được tổ chức.
Tuy nhiên, đến năm 1968, mọi sự thay đổi. Số lượng GI phản đối ngày một
tăng khiến cho các nhà hoạt động phản chiến thấy rằng binh lính có thể đóng
vai trò lớn hơn là những biểu tượng tinh thần hoặc các đối tượng cần cảm
thông; tự chính họ là người vận động cho hòa bình - là một bộ phận lớn,
năng động của phong trào phản chiến. GI mang đến cho phong trào dân sự một
tư thế chính đáng mới, cũng như một mặt trận chiến lược tấn công vào trái
tim của cỗ máy chiến tranh. Và đến cuối năm 1967, GI và thường dân xây dựng
một mối quan hệ với nhau chặt chẽ hơn thông qua hành động chung gần các căn
cứ quân sự trên cả nước.
Phong trào GI trỗi dậy
Tất cả những điều này đã đặt nền móng cho sự trỗi dậy của phong trào GI vào
năm 1968: một nỗ lực tập thể của binh lính, cựu chiến binh và các nhà hoạt
động dân sự nhằm tạo dựng sự bất đồng trong nội bộ quân đội. Nó được thống
nhất bởi các mục tiêu chung đó là: tổ chức binh lính, chấm dứt chiến tranh,
chiến đấu chống phân biệt chủng tộc và bảo vệ các quyền tự do dân sự của
binh lính. Hầu hết các sắp xếp với phong trào GI mang tính địa phương, được
định hình bởi các điều kiện trực tiếp mà lính Mỹ đối mặt. Tuy nhiên, các
mặt, các bộ phận khác nhau của phong trào liên kết với nhau thông qua các
câu chuyện, biểu tượng và chiến thuật chung. Phong trào GI là lần đầu tiên
trong lịch sử Mỹ một phong trào phản chiến rộng rãi tìm cách tổ chức từ
trong quân đội một cách liên tục, với binh lính là một phần cốt lõi của sứ
mệnh triệt để là chấm dứt chiến tranh và xem xét lại chính sách đối ngoại.
Hai sự kiện có tính đột phá vào năm 1968 đã có vai trò cốt yếu đối với sự
nổi lên của phong trào phản chiến của binh sĩ Mỹ (GI). Chuỗi sự kiện đầu
tiên là việc thành lập các quán cà phê GI phản chiến. Các nhà hoạt động dân
sự đã thành lập các quán cà phê gần các căn cứ quân sự để thu hút và để
giúp các GI giác ngộ chính trị, và cung cấp cho họ một không gian tụ họp
độc lập mang tính phản kháng văn hóa truyền thống. Chúng hoạt động như là
các trung tâm tổ chức cơ sở và góp phần xây dựng tình đoàn kết giữa các GI
và các nhà hoạt động dân sự. Quán cà phê đầu tiên, có tên gọi là UFO, khai
trương vào đầu năm 1968 tại Columbia, Nam Carolina, gần Fort Jackson, cơ sở
huấn luyện cơ bản lớn nhất của Quân đội Mỹ. Fred Gardner, người lập ra UFO,
tin rằng quân đội "đang có đầy rẫy những người muốn làm tình với âm nhạc
của Jimi Hendrix hơn là gây chiến với những lời dối trá của Lyndon
Johnson".[1]
UFO đã thu hút hàng trăm binh lính như vậy, và truyền cảm hứng cho sự lan
rộng các quán cà phê phản chiến trên khắp Hoa Kỳ và xa hơn nữa.
Sự kiện đột phá thứ hai là sự ra đời của báo chí trái lề của binh sĩ Mỹ.
Đây là những tờ báo phản chiến nhằm vào đối tượng là những người lính và
được lưu hành rộng khắp trong quân đội Mỹ trong thời gian chiến tranh Việt
Nam. Tờ báo GI đầu tiên, có tên là Vietnam GI, xuất hiện vào cuối
năm 1967, và hàng chục tờ báo khác ra đời ngay sau đó. Các trang của những
tờ báo này đăng tải tin tức không bị kiểm duyệt về cuộc chiến tranh, những
báo cáo và bài viết dũng cảm về sự phản đối của GI, những biếm họa đả kích
kịch liệt bộ máy chỉ huy quân đội, thông tin về trợ giúp pháp lý và thư từ
của binh lính. Điều có ý nghĩa quan trọng hơn nữa là việc sản xuất và lưu
hành các tờ báo này đã đem lại một sự nghiệp chung cho những người lính
phản chiến và các đồng minh của họ trên toàn thế giới. Các nhà tổ chức của
phong trào GI đã phân phát các bài báo sâu rộng trong hàng ngũ binh lính,
và hàng ngàn binh sĩ đã tiếp xúc với thông điệp chống chiến tranh của họ.
Thông qua báo chí GI, binh lính đóng quân ở khắp nơi, từ châu Âu đến Nhật
Bản và từ Hoa Kỳ đến Việt Nam, đã có thể kết nối với nỗ lực toàn cầu nhằm
xây dựng phong trào phản đối của binh sĩ đối với cuộc chiến tranh.[2]
Một loạt tổ chức mới của binh lính cũng mọc lên khắp nơi. Nhiều binh sĩ bất
đồng chính kiến tham gia vào các nhóm mới thành lập nhưGIs for Peace (Binh sĩ vì Hòa bình) ở căn cứ Fort Bliss;GIs United Against the War in Vietnam ( Binh sĩ kết đoàn chống chiến tranh ở Việt Nam) tại trại huấn luyện
Fort Jackson và căn cứ quân sự Fort Bragg;
The Soldiers’ Liberation Front (SLF) - Mặt trận Giải phóng của những
người lính
tại căn cứ Fort Dix; và Concerned Officers Movement ( Phong trào Những Sĩ quan Quan tâm). Các tổ chức này tham gia vào
một loạt các hoạt động, từ việc kiến nghị và phản đối ngay tại các căn cứ
đến việc vận động mọi người xuống đường tham gia các cuộc biểu tình trong
khu vực.
Mạng lưới hỗ trợ dân sự phát triển rộng khắp cũng đóng vai trò chủ chốt
trong việc bảo vệ các binh sĩ chống lại sự đàn áp và mở rộng phong trào GI.
Các nhóm như United States Servicemen’s Fund (USSF) - Quỹ Quân nhân Hoa Kỳ - đã truyền miệng về sự phản kháng của GI và dành cho họ sự đoàn kết quý
báu, từ việc cung cấp các nhà tổ chức ngay tại chỗ đến hỗ trợ vật chất.
USSF đã quyên góp được hàng trăm ngàn đô la và phân phối ủng hộ các quán cà
phê địa phương và các tờ báo trái lề. Các tổ chức như GI Civil Liberties
Defense Committee (Ủy ban Bảo vệ các Quyền Tự do Dân sự của Binh lính Mỹ)
đã cung cấp các luật sư hàng đầu để bảo vệ cho hàng chục binh sĩ phản
chiến. Tình đoàn kết quân-dân này là một sự phản bác lại lời đồn hoang
đường về một phong trào phản chiến căm ghét binh lính. Trên thực tế, tới
cuối năm 1968, các binh sĩ và những người dân thường đã chung tay để làm
cho việc tổ chức các binh sĩ trở thành một mặt trận chủ chốt trong phong
trào phản chiến.
Phong trào GI phản chiến tiếp tục phát triển trong suốt năm 1969 và đầu
thập niên 1970. Phản kháng của binh lính đã nhất loạt trở thành một
phần của phong trào hòa bình, với hàng ngàn binh sĩ dẫn đầu các cuộc
tuần hành quần chúng, ký các kiến nghị, và tham gia vào những hành động
trực tiếp quy mô nhỏ. Ví dụ như, 1.365 binh lính Mỹ đã ký một yết thị
nguyên trang trên báo New York Times vào tháng 11 năm 1969 phản đối
cuộc chiến tranh. Hàng trăm người, kể cả những binh sĩ đóng tại Việt
Nam, đã thể hiện sự ủng hộ của họ đối với các cuộc biểu tình đòi Ngưng
chiến vào năm 1969. Chẳng hạn, một lính Mỹ đã viết từ Long Bình, nói
rằng anh "đang tranh thủ được sự ủng hộ của những người lính" và gửi
kèm theo lá thư của mình một bản kiến nghị đã có các chữ ký – điều theo
lời anh " đơn giản là một bản tuyên bố ủng hộ phong trào quần chúng
Vietnam Moratorium đòi ngưng chiến ở Việt Nam."[3]
Binh lính cũng bảo vệ các quyền tự do dân sự của họ chống lại bộ máy chỉ
huy quân đội. Bộ luật Quân Pháp Thống nhất đã cho các chỉ huy quyền tùy ý
trừng phạt những binh sĩ không phục tùng. Những người lính đã phản kháng
lại bằng "các quyền của GI", một sự bảo vệ rộng rãi các quyền hiến định của
những người phục vụ trong quân đội, được thể hiện sự phản đối chiến tranh
của họ, ngay khi họ đang trong quân ngũ.
Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến huy động giai cấp lao động, và hầu
hết những người lính phản kháng đều là những người lính thường – những
người phải chịu đựng những gánh nặng lớn nhất của cuộc chiến. Đối lập với
“những thượng cấp chuyên nghiệp”, những người lính đã lập ra các nhóm, thậm
chí là các liên đoàn, với động lực là những mối quan tâm và ý thức của hàng
ngũ thấp cấp hơn trong quân đội. Cấu trúc giai cấp của quân đội cũng bị
phân chia sâu sắc theo chủng tộc. Những chỉ huy cao cấp nhất hầu hết là
người da trắng, trong khi những người lính da đen chiến đấu và chết với
những con số quá lớn và bị vô số hình phạt. Tình trạng phân biệt chủng tộc
này tồn tại trong bối cảnh tư tưởng chính trị cấp tiến của người Mỹ da đen
đang nổi lên. Những binh sĩ da đen đã thành lập các tổ chức chống đế quốc,
từ chối làm nhiệm vụ chống bạo loạn tại các thành phố của Hoa Kỳ, đeo mặt
dây chuyền có biểu tượng châu Phi, giơ cao nắm tay theo kiểu chào của phong
trào Black Power (Sức mạnh Đen), và đôi khi đi đầu trong việc tổ chức binh
lính thuộc mọi chủng tộc.
Đến đầu năm 1970, hàng chục tờ báo chống chiến tranh được viết và sản
xuất bởi những binh sĩ trở về từ Việt Nam, cũng được lưu hành trong
hàng chục căn cứ quân sự của Hoa Kỳ. Những người lính tự đặt mua các
báo này với những số lượng lớn rồi phân phát chúng trên khắp thế giới.
Sản xuất, lưu hành, đọc và viết cho các tờ báo GI là những tâm điểm
thống nhất hành động phản kháng của binh lính từ Hoa Kỳ tới châu Âu và
Nhật Bản rồi sang cả Việt Nam.
Ngoài ra, các binh sĩ cũng đã viết hàng ngàn lá thư cho các tờ báo lề trái
đưa ra công khai thế giới bí mật của cuộc phản kháng của binh lính trong kỷ
nguyên Chiến tranh Việt Nam. Chẳng hạn như, gần một chục binh sĩ đã ký một
lá thư năm 1970 được gửi từ Việt Nam với tuyên bố: "Chúng tôi đã bị hủy
hoại hoàn toàn bởi Quân đội này. Tất cả chúng tôi muốn phân phát báo của
bạn. Một số trong chúng tôi là những người bị bắt buộc nhập ngũ, những
người khác tình nguyện gia nhập quân đội, nhưng tất cả chúng tôi đều nhất
trí rằng cuộc chiến tranh này là vô đạo đức."[4]
Trong khi đó, các quán cà phê và các trung tâm của phong trào phản chiến
tiếp tục lan rộng. Đến năm 1971, khoảng hai chục địa điểm như vậy đã xuất
hiện trên khắp Hoa Kỳ, Tây Âu và Vành đai Thái Bình Dương. Những cơ sở này
tiếp tục là các trung tâm tổ chức và vun đắp tình đoàn kết giữa những binh
sĩ và lực lượng dân sự chống lại cuộc chiến tranh và quân đội. Hàng ngàn
binh lính đã lui tới các cơ sở này. Các cộng đồng phản chiến hoạt động sôi
nổi từ Killeen, Texas, đến Mountain Home, Idaho, đã tăng thêm sức mạnh cho
hoạt động phản chiến và đưa phong trào đấu tranh đòi hòa bình tới các căn
cứ quân sự và thị trấn. Hơn thế nữa, phong trào phản chiến của binh sĩ Mỹ
đã thực sự lan rộng toàn cầu, với nỗ lực tổ chức được thực hiện khắp mọi
nơi, từ Tây Đức đến Nhật Bản sang Anh tới Philippines.
Tính năng động của phong trào GI được thể hiện vào ngày 15 tháng 5 năm
1971, khi các binh sĩ phản chiến biến Ngày truyền thống Các Lực lượng Vũ
trang của Hoa Kỳ (Armed Forces Day) thành “Ngày Của Những Trò hề Vũ trang”
(“Armed Farces Day”). Các cuộc phản đối đầy tính sáng tạo thu hút hàng trăm
binh sĩ đã diễn ra tại mười chín căn cứ quân sự khác nhau, và ở một số nơi
đã buộc các chỉ huy phải hủy bỏ những hoạt động kỷ niệm đã được lên kế
hoạch của họ .[5]
Sự bất đồng chính kiến và bất tuân lan cả vào Lực lượng Không Quân và đặc
biệt là Hải Quân. Năm 1971, "Phong trào SOS" (Save Our Sailors - Hãy Cứu
Thủy thủ của Chúng ta) lan rộng suốt dọc bờ biển California, với hàng trăm
binh sĩ và thường dân được tổ chức tham gia những nỗ lực nhằm ngăn chặn các
tàu sân bay Constellation và Coral Sea của Hoa Kỳ di
chuyển tới Việt Nam.
Phản kháng của binh sĩ tại Việt Nam
Tới đầu những năm 1970, lực lượng quân sự Mỹ tại Việt Nam cũng rối bời bởi
sự phản kháng và nổi dậy lan xuống các đơn vị cấp dưới. Nhiều lính chiến
đấu cảm thấy rằng cuộc chiến tranh không được lòng dân này "không đáng để
hy sinh cho nó", và thấy bản thân họ đang bị sử dụng như những "con tốt" và
"con mồi" khi các sĩ quan cấp trên của họ tìm cách thăng tiến trên con
đường binh nghiệp. Để giữ cho mình được an lành, binh sĩ đã phát triển điều
mà Fred Gardner gọi là "chiến thuật mơ hồ để sinh tồn" nhằm đối phó với
những mối hiểm nguy trực tiếp mà họ phải đối mặt ở Việt Nam.[6]
Hình thức trực diện nhất của chiến thuật sinh tồn là từ chối thẳng thừng
lệnh chiến đấu, nhưng hành động nổi dậy như vậy rất hiếm xảy ra. Phổ biến
hơn là những mưu kế tránh phải chiến đấu mà không trực diện vấp phải nguy
cơ bị trừng phạt. Các binh sĩ đã sử dụng chiến thuật "tìm kiếm và lảng
tránh", theo đó họ giả vờ tuân lệnh chiến đấu, trong khi bí mật tránh giao
tranh quân sự. Binh sĩ cũng phá hoại các thiết bị quân sự: những vụ như các
thiết bị trên tàu bị kẹt và các vụ cháy bùng phát một cách khó hiểu trên
boong tàu đã ngăn cản các con tàu khởi hành tới Việt Nam.
Hình thức nổi dậy bạo lực nhất là "fragging (hạ sát)", hay là mưu sát cấp
trên. Gần 600 vụ đã được báo cáo từ năm 1969 đến năm 1971, mặc dù rất có
thể nhiều trường hợp khác đã xảy ra mà không được báo cáo. Một số vụ mưu
sát chỉ huy đã xảy ra trên chiến trường nhưng nhiều vụ khác diễn ra ở hậu
phương, thường là do tức giận vì bị phạt do dùng ma túy hoặc những căng
thẳng liên quan đến chủng tộc. Những vụ hạ sát chỉ huy trên thực tế có thể
xảy ra dưới dạng nổ lựu đạn hoặc giả vờ bắn nhầm đồng đội, nhưng điều quan
trọng hơn là có sự hiểu biết rộng rãi rằng những vụ việc đó có thể
xảy ra. Một sĩ quan cho hay, fragging là “cách kiểm soát sĩ quan của binh
sĩ", và nó "vô cùng hiệu quả."[7]
Binh lính ở Việt Nam cũng đã tiến hành một cuộc nổi dậy về văn hoá dựa trên
các biểu tượng và ngôn ngữ của phong trào phản kháng văn hóa truyền thống ở
Mỹ trong những năm 1960. Họ để tóc dài và khoác lên người những đồ trang
trí mang tính phản kháng. Họ khắc những biểu tượng hòa bình và họa tiết của
nghệ thuật ảo giác lên những bật lửa Zippo của họ. Họ dùng ma túy để thư
giãn và thoát khỏi căng thẳng chiến tranh. Những nét nổi loạn dễ nhận thấy
mà những người lính khẳng định rõ ràng là những nét đặc trưng riêng của
binh sĩ cấp thấp, và của lính bộ binh - những người đã thực hiện công việc
khổ ải của chiến tranh mà chẳng hề được biết ơn.
Một thước đo mức độ ảnh hưởng của phong trào phản đối chiến tranh của lính
Mỹ là cảm giác hoảng hốt len lỏi trong giới lãnh đạo chính trị và quân sự.
Cơ quan tình báo quân sự giám sát chặt chẽ các hoạt động phản chiến, và
ngay cả tướng Westmoreland cũng lo lắng về hoạt động của các quán cà phê
của lính Mỹ (GI coffeehouses). Các vị chỉ huy trong quân đội công khai than
phiền về quy mô của cuộc khủng khoảng, nổi bật nhất là đại tá Robert D.
Heinl, một nhà sử học quân đội nổi tiếng. Bài báo của Heinl - “Sự sụp đổ
của lực lượng vũ trang” (tháng 6/1971 - tạp chí Armed Forces) đã làm dư
luận choáng váng khi bắt đầu bằng câu “đạo đức, kỷ luật và khả năng chiến
đấu của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ đang ở mức thấp nhất trong lịch sử thế kỷ
và có lẽ thấp nhất trong lịch sử nước Mỹ.” [10]
Truyền thông nhắc đi nhắc lại tình trạng khủng hoảng này. Theo tờ
Washington Post (1971), “chưa bao giờ quân đội bị xé nát từ bên trong
do phản kháng như thế này kể từ cuộc Nội Chiến”. Vào năm 1970, Newsweek
viết về “những người lính Mỹ kiểu mới”, những người chống lại chiến
tranh, đi theo quan điểm đi ngược văn hóa chủ lưu (counter-culture) và
ủng hộ quan điểm chính trị phản kháng. “Những người lính Mỹ kiểu mới”
này đã tạo nên một cơn khủng hoảng, buộc nhóm các lãnh đạo phải chỉnh
đốn lại lực lượng vũ trang.
Trở ngại
Càng phát triển mạnh, phong trào phản chiến càng đối mặt với nhiều trở ngại
lớn, và một số yếu tố trong đó đã khiến tinh thần phản kháng của binh lính
suy giảm. Lên tiếng đồng nghĩa với nguy hiểm. Sự chèn ép và trừng phạt luôn
chực chờ những đối tượng bất đồng chính kiến. Hơn thế nữa, quân đội thường
xuyên thuyên chuyển quân lực, và sức ép của việc phục vụ trong quân ngũ
cũng khiến cho binh lính cảm thấy cô lập và mệt mỏi. Hàng ngàn binh lính
tham gia hoặc ủng hộ phong trào phản chiến. Tuy nhiên, đặc điểm của việc
tòng quân “chịu đựng – chờ đợi – giải ngũ” cản trở lính Mỹ hành động cho
lập trường của họ.
Đàn áp thẳng thừng cũng ngăn cản phong trào phản chiến trong binh lính.
Cảnh sát địa phương và cơ quan tình báo giám sát gắt gao các quán cà phê GI
(trụ sở hoạt động) và tiến hành một số biện pháp đàn áp nhằm vào các sở sở
này như phạt tiền, bắt bớ và cả biện pháp bạo lực bán quân sự. Tiêu biểu là
họ nổ súng vào Shelter Half (Tacoma) và đánh bom xăng vào cơ sở Covered
Wagon ở Idaho. Những người phản kháng bị trừng phạt theo Điều khoản số 15,
bị mang ra tòa án quân sự hoặc tống giam. Tất cả lính Mỹ nhận thức được
rằng bất kỳ mối liên hệ nào với phía bất đồng chính kiến đều sẽ dẫn đến kết
cục xấu.
Quan trọng nhất là vào năm 1972 và 1973, chiến sự giảm xuống. Việc cắt giảm
quân số nhanh chóng và việc chấm dứt chế độ quân dịch đã ngăn chặn ảnh
hưởng của bất ổn xã hội lây lan trong quân đội. Khi không còn nhiều lính Mỹ
chịu khổ trong chiến tranh Việt Nam nữa, yếu tố thúc đẩy làn sóng phản
chiến cũng biến mất.
Di sản của phong trào phản chiến
Sau gần nửa thế kỷ, phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam của lính Mỹ để
lại cho chúng ta những gì? Trước hết, các nhóm bất đồng chính kiến đã giúp
tạo ra khủng hoảng trong quân đội; từ đó, góp phần làm thất bại kế hoạch
quân dịch và kết thúc chiến tranh. Bên cạnh đó, phong trào phản chiến của
lính Mỹ gốc Phi đã khơi dậy những cuộc cải cách lớn trong quân đội để thúc
đẩy sự hòa nhập chủng tộc trong các cấp lãnh đạo và đặt dấu chấm hết cho
nạn phân biệt chủng tộc trong quân đội.
Thứ hai, chiến tranh Việt Nam đã trở thành một tấm gương về phản chiến cho
các thế hệ sau này. Kể từ năm 2003, các cựu binh tại Iraq và Afghanistan
lấy cảm hứng từ phong trào phản chiến của lính Mỹ trong chiến tranh Việt
Nam. Họ kết nối với những cựu binh thời chiến tranh Việt Nam và tham khảo
chiến thuật của lính Mỹ, từ trưng cầu ý kiến và tuyên truyền cổ động đến
thành lập các quán cà phê (địa bàn hoạt động) và phát hành báo chí phản
chiến.
Thứ ba, lịch sử phong trào phản chiến vạch trần câu chuyện hoang đường về
một phong trào dân sự vì hòa bình ghét bỏ binh lính Hoa Kỳ. Cần nhớ rằng
thái độ của phong trào phản chiến đối với binh lính thời chiến tranh Việt
Nam chủ yếu là thấu hiểu và đoàn kết. Một bộ phận binh lính nhìn nhận chính
phong trào phản chiến mới là đồng minh tốt nhất của họ, chứ không phải
những người ủng hộ chiến tranh. Một người lính đã viết trong thư “Chúng
tôi, binh lính đóng quân ở Việt Nam, phản đối chiến tranh. Những cuộc biểu
tình phản chiến ở nước Mỹ không làm tổn thương tinh thần chúng tôi. Chúng
tôi thật sự vui mừng khi có người quan tâm và nỗ lực giúp chúng tôi được
trở về nhà.”
Cuối cùng, lịch sử phong trào binh lính phản chiến ở Việt Nam là một ký ức
nhắc nhở chúng ta rằng binh lính không chống lại những người phản chiến, mà
bản thân người lính là người phản chiến; rằng hàng ngàn người lính thuộc
tầng lớp lao động đã đứng lên vì hòa bình chứ không phải vì chiến tranh hay
chủ nghĩa quân phiệt; và chính chiến tranh và chủ nghĩa quân phiệt chứ
không phải những người phản chiến đã làm nhiều binh lính Mỹ tại Việt Nam
mất tinh thần.
Derek Seidman là nhà sử học và nhà nghiên cứu sống ở Buffalo, New York
(Hoa kỳ). Ông lấy bằng tiến sĩ Lịch sử ở Đại học Brown (2010) và đã
từng là Trợ lý Giáo sư Lịch sử ở Đại học D'Youville ở Buffalo
(2013-2016). Trong thời gian đó, ông viết một bài tham luận và bài viết
này dựa trên bài tham luận đó.
[1] Bài tiểu luận này là bản rút gọn từ bài báo năm 2016 của Derek Seidman, “Vietnam and the Soldiers Revolt: The Politics of a Forgotten History” (tạm dịch: Việt Nam và cuộc nổi dậy của lính Mỹ: Góc nhìn chính trị của một lịch sử bị lãng quên), Monthly Review (Quyển 68, Số 2, tháng 6/2016).
[1]
Fred Gardner, “Hollywood Confidential: Part I,” in Viet Nam
Generation Journal Online (“Hồ sơ tối mật Hollywood: Phần I” trong
Tạp chí trực tuyến Thế hệ Chiến tranh Việt Nam)
Volume 3, Number 3. Chương 3, tập 3.
[2] Xem thêm thông tin thêm về báo chí GI trái lề trong bài của Derek Seidman, “Paper Soldiers: The Ally and the GI Underground Press” in Protest on the Page Essays on Print and the Culture of Dissent (University of Wisconsin Press, 2015). (Những binh sĩ làm báo: The Ally và Báo chí GI trái lề” trong cuốn Phản kháng trên báo: Các tiểu luận về Ấn phẩm và Văn hóa Phản kháng (NXB Đại học Wisconsin, 2015).
[3] Long Binh Post, October 28, 1969, Vietnam, Vietnam Moratorium Committee Records, Box 1 Folder 7, WHS. (Tổng kho Long Bình, 28/10/1969, Việt Nam, Hồ sơ Ủy ban Ngưng chiến Việt Nam, Hộp số 1 Bìa hồ sơ số 7, WHS)
[4] 86th Maint. BT to The Ally, June 20, 1970, Box 2 Folder 3, Clark Smith Collection, WHS. (Thư từ Tiểu đoàn Bảo trì số 86 gửi cho tờ báo The Ally, 20/6/1970, Hộp số 2 Bìa hồ sơ số 3, Bộ sưu tập của Clark Smith, WHS)
[5] David Cortright, Soldiers in Revolt: GI Resistance during the Vietnam War (Chicago IL: Haymarket Books, 2005), tr. 82-83. (Binh sĩ nổi dậy: Phản kháng của binh sĩ Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam)
[6] Fred Gardner, “War and GI Morale,” New York Times, 21 November 1970, 31. (“Chiến tranh và Đạo đức người lính Mỹ”, New York Times, 21/11/1970, tr. 31)
[7] “Fragging and Other Symptoms of Withdrawal,” Saturday Review, 8 January 1972. (Hạ sát chỉ huy và những triệu chứng cai nghiện,” Tạp chí Thứ Bảy, 8/1/1972)
A Timeline of the Movement